Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ thường giới hạn 3-4,5 giờ đầu (một số trường hợp có thể mở rộng lên 6 đến 24 giờ) từ khi người bệnh có những dấu hiệu đột quỵ đầu tiên. Giờ vàng cấp cứu đột quỵ có vai trò quan trọng trong cứu sống người bệnh, giúp hạn chế tối đa biến chứng và người bệnh phục hồi nhanh.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não. Các biến chứng đột quỵ đặc biệt nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt nửa người, sống đời sống thực vật hay thậm chí tử vong. Trong y khoa, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ xem là khung thời gian lý tưởng nhất để can thiệp, điều trị nguyên nhân gây đột quỵ. Vậy giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ là gì và ý nghĩa khung giờ này như thế nào? Mô hình cấp cứu bệnh nhân bị đột quỵ trong thời gian vàng?
Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ?
Cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cứu sống người bệnh bị đột quỵ. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ được tính trong khoảng từ 3 – 4,5 giờ khi người bệnh xuất hiện triệu chứng đột quỵ đầu tiên như nói đớ, nói ngọng, khó nói, yếu liệt chi, méo miệng, lệch bên mặt, đau đầu, choáng váng,…
Trong một số trường hợp, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ kéo dài đến 6 hoặc 24 giờ từ khi xuất hiện dấu hiệu đột quỵ. Tuy nhiên, người bệnh nên can thiệp càng sớm càng tốt.
Tầm quan trọng cấp cứu đột quỵ thần tốc trong giờ vàng
Cấp cứu đột quỵ thời gian vàng giúp nâng cao cơ hội sống sót cho người bệnh chỉ cần chậm 1 phút, người bệnh có thể mất đi gần 2 triệu tế bào não. Các biện pháp can thiệp, điều trị đột quỵ tốt nhất cần được áp dụng phù hợp trong khung giờ vàng này. Ví dụ, kỹ thuật dùng thuốc tiêu sợi huyết tan cục máu đông thường áp dụng trong 3-4,5 giờ đầu. Sau thời gian đó, kỹ thuật can thiệp nội mạch lấy huyết khối sẽ được áp dụng…
Điều đó cho thấy, cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng cần phải “chạy đua với thời gian” để cứu sống người bệnh, đồng thời hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra yếu liệt nửa người, lú lẫn, xẹp phổi, mất khả năng vận động,…
Các nguyên nhân khiến người bệnh không được cấp cứu đột quỵ nhanh chóng trong giờ vàng thường gồm:
- Người bệnh không phát hiện kịp thời hoặc những người xung quanh không biết người bệnh đang có dấu hiệu đột quỵ, người bệnh đang bị mệt mỏi, trúng gió…, chủ quan không đưa đến bệnh viện sớm.
- Các phương pháp sơ cứu, chuyển người bệnh đến bệnh viện được thực hiện đúng, quãng đường di chuyển đến bệnh viện quá xa làm lỡ thời gian vàng cấp cứu đột quỵ.
- Một số bệnh viện chưa đủ hệ thống trang thiết bị, máy móc để chẩn đoán và điều trị đột quỵ cấp, mất thêm thời gian chuyển người bệnh đến các bệnh viện tuyến trên.
Quy trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ thời gian vàng
Tại mỗi bệnh viện, quy trình hay mô hình triển khai cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng có sự khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chung là giúp thời gian vàng cấp cứu đột quỵ diễn ra càng sớm càng tốt. Mô hình bao gồm các bước:
- Người bệnh đưa đến cấp cứu tại bệnh viện.
- Các bác sĩ khoa Cấp cứu, Thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp mạch có mặt cùng thăm khám và hội chẩn.
- Người bệnh khẩn cấp chụp MRI/CT sọ não tìm nguyên nhân, thể loại đột quỵ cùng nhiều chỉ định cận lâm sàng, xét nghiệm máu… khác để đánh giá chỉ số liên quan.
- Bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp cấp cứu điều trị đột quỵ trong thời gian vàng.
Cách xử trí gặp người có dấu hiệu đột quỵ
Để xử trí người dấu hiệu đột quỵ, cần lưu ý việc đầu tiên cần làm là lập tức liên lạc đến cơ sở y tế có dịch vụ cấp cứu đột quỵ. Cần đảm bảo thời gian vàng cấp cứu đột quỵ hạn chế tối đa các tế bào não tổn thương và chết đi, do đó nên hành động càng nhanh càng tốt.
Sau khi liên hệ dịch vụ cấp cứu, người bệnh nằm tại nơi bằng phẳng, thoáng khí, hạn chế tối đa việc di chuyển người bệnh liên tục. Kiểm tra xem người bệnh còn thở hay không. Nếu không thực hiện hô hấp nhân tạo. Giúp người bệnh nới lỏng quần áo để dễ thở hơn.
Không tự ý cho người có dấu hiệu đột quỵ uống thuốc hay ăn, uống tránh người bệnh bị sặc gây ngạt thở. Không dùng kim đâm vào đầu ngón tay người bệnh. Ngoài ra, không nên cạo gió, bấm huyệt, châm cứu hay tự ý thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị đột quỵ nào mà chưa có hướng dẫn bác sĩ. Nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu. Tuy nhiên, hạn chế di chuyển người bệnh đột quỵ bằng xe máy. Thay vào đó sử dụng xe ô tô và tốt nhất là di chuyển bằng xe cứu thương chuyên dụng.
Sử dụng TPBVSK Tokyo Shinzo – Ngăn ngừa đột quỵ khi còn khỏe mạnh
Ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và giúp giảm cân. Mỗi người nên duy trì chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh; ưu tiên những thực phẩm chứa protein nạc và giàu chất xơ để bảo vệ hệ tim mạch. Ngoài ra, cần tránh xa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa vì có thể làm tắc nghẽn động mạch. Cắt giảm muối cũng là cách giảm tăng huyết áp và chất béo chuyển hóa.
Ngoài cách trên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tokyo Shinzo xuất xứ từ Nhật Bản là gợi ý hỗ trợ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh ngay từ khi đang còn khỏe mạnh.
Sản phẩm là sự kết hợp 3 thành phần gồm: oligopin, melinjo và axit gamma linolenic. Những dưỡng chất tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ, bảo vệ sức khỏe tim mạch và hỗ trợ ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, cục máu đông, giảm cholesterol trong máu.
Tokyo Shinzo sản phẩm phù hợp người bị mỡ máu cao; người có vấn đề về tim mạch; người đã từng bị đột quỵ phòng tái phát, tăng cường sức khỏe; người bệnh tiểu đường phòng đột quỵ.
* Nếu các bạn đang cần tư vấn về sức khỏe đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia bác sĩ đầu ngành
* Hotline: 1800 9255