Upload Image...

[GIẢI ĐÁP] Bệnh mỡ máu cao có ăn được trứng không

benh mo mau co an duoc trung khong

Trong số các loại thực phẩm, trứng được biết đến là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, với những người bị bệnh mỡ máu, ăn được trứng không vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác. Trong bài viết này, Tokyo Shinzo sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc người bị bệnh mỡ máu cao có ăn được trứng không để xây dựng chế độ ăn uống an toàn và phù hợp.

Giá trị dinh dưỡng của trứng đối với sức khỏe

Trứng được xem là một trong số ít “siêu thực phẩm” có giá trị dinh dưỡng cao và thiết yếu giúp nuôi dưỡng cơ thể. Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Trong trứng chứa khoảng 60 chất dinh dưỡng, tập trung ở lòng đỏ với tỷ lệ gồm 29,8% chất béo, 13,6% đạm và 1,6% chất khoáng. Trong khi đó, lòng trắng trứng chứa phần lớn là nước, 10,3% đạm, một ít chất béo và chất khoáng”. 

Trong trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Trong trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Với hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, trứng mang lại những tác động tích cực đến sức khoẻ như:

  • Cung cấp choline: Đây là một loại vitamin thuộc nhóm vitamin B-complex giúp hỗ trợ sự phát triển của tế bào và chuyển hóa chất béo trong gan, ngăn ngừa mỡ gan. Đồng thời, choline còn đóng vai trò sản xuất các neurotransmitter acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho chức năng não.
  • Bổ sung lutein và zeaxanthin: Đây là hai hoạt chất có khả năng chống oxy hóa quan trọng cho sức khoẻ của mắt, giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng phổ biến ở rối loạn mắt. Ngoài ra, lutein và zeaxanthin có trong trứng còn làm giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch bằng cách giảm viêm và oxy hóa trong cơ thể, đồng thời bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương oxy hóa.
  • Chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Trứng là nguồn giàu vitamin A, D, E, B12, riboflavin và acid folic cũng như chứa khoáng chất như sắt, kẽm và selen. Các vitamin và khoáng chất này đều quan trọng cho nhiều chức năng trong cơ thể như hệ miễn dịch, sức khỏe xương và chức năng não bộ.
  • Cung cấp protein chất lượng cao: Trong trứng có nhiều protein quan trọng giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, giảm cân, giảm huyết áp và tối ưu sức khỏe xương.
  • Bổ sung cholesterol có lợi: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cholesterol trong trứng không ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu của người khỏe mạnh. Cholesterol trong trứng thậm chí có thể giúp cải thiện sự cân bằng giữa cholesterol “tốt” và “xấu” trong cơ thể.

Bệnh mỡ máu cao có ăn được trứng không? Chuyên gia giải đáp

Chứa hàm lượng đạm, vitamin và cholesterol cao nên nhiều người vẫn thắc mắc bị bệnh mỡ máu cao có ăn được trứng không? Trước năm 1970, mọi người đều tin rằng có tới 212mg cholesterol trong một quả trứng. Một nửa số cholesterol được phép tiêu thụ trong ngày (300mg) sẽ tích tụ trong máu dưới dạng các phân tử chất béo không tốt, tạo ra các lớp mỡ dày trong máu. 

Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra kết quả mâu thuẫn với quan điểm này. Trong tài liệu “Trứng và mối liên quan với Tim” của Quỹ Tim Mạch công bố tại New Zealand, người có nguy cơ mắc bệnh tim cao vẫn có thể ăn tới 6 quả trứng mỗi tuần và coi như đây là một phần của chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho biết: “Trong lòng đỏ trứng, cholesterol chiếm lượng đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng). Tuy nhiên, nguồn cholesterol này không gây ứ đọng, xơ vữa động mạch, được đánh giá là tốt nhất trong tất cả thực phẩm hiện nay”. Trong trứng chứa một lượng lớn chất béo lecithin có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa tích luỹ cholesterol và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Người bị bệnh mỡ máu cao hoàn toàn có thể ăn được trứng
Người bị bệnh mỡ máu cao hoàn toàn có thể ăn được trứng

Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng chia sẻ: “Trứng còn là nguồn cung cấp chất albumin, thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh, tốt hơn cả thịt bò. Protein của trứng là protein chuẩn, chứa lutein và zeaxanthin là hai chất chống oxy hóa mạnh và bảo vệ sức khỏe tim mạch”.

Chính sự tương quan thuận lợi giữa lecithin và cholesterol trong trứng đã giúp ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch, đồng thời đào thải cholesterol thừa khỏi cơ thể. Lượng cholesterol thừa cũng có thể được lecithin thúc đẩy để tạo hormone sinh dục estrogen, testosterone, sản sinh vitamin (đặc biệt là vitamin D) và bảo vệ các tế bào.

Có tới 70% số người ăn trứng mỗi ngày không ảnh hưởng đến tăng cholesterol toàn phần và cholesterol LDL. 30% còn lại tăng nhưng không đáng kể. Do đó, người bị mỡ máu cao hoàn toàn có thể ăn trứng với một lượng vừa phải. 

Người bị máu nhiễm mỡ ăn trứng thế nào cho đúng?

Nghiên cứu của American Heart Association (Hội Tim mạch Mỹ) đã chỉ ra rằng, việc ăn một quả trứng mỗi ngày không tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho hầu hết mọi người. 

Đối với người béo phì có thể ăn 6 quả trứng 1 tuần, mỗi lần 1 quả vì hàm lượng cholesterol trong trứng gần với lượng cholesterol cho phép.

Người bị bệnh mỡ máu cao nên kết hợp trứng với rau xanh để mang lại hiệu quả
Người bị bệnh mỡ máu cao nên kết hợp trứng với rau xanh để mang lại hiệu quả

Đối với bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ cao có thể bỏ qua lòng đỏ, chỉ ăn lòng trắng trứng. Bởi vì cholesterol chỉ tập trung ở lòng đỏ. Nếu bạn bị tiểu đường kèm theo cholesterol, tốt nhất nên ăn ít hơn 3 quả mỗi tuần. Cụ thể:

  • Số lượng trứng ăn mỗi tuần: Thay vì ăn trứng mỗi ngày, bạn có thể hạn chế số lượng trứng ăn trong tuần để giảm lượng cholesterol tiêu thụ.
  • Thời gian ăn trứng: Bạn chỉ nên ăn trứng luộc vào buổi sáng hoặc chiều, hạn chế ăn vào buổi tối. 
  • Loại trứng: Người bị máu nhiễm mỡ cao có thể lựa chọn loại trứng cho phù hợp, ví dụ:
    • Trứng cực lớn như trứng ngỗng, trứng đà điểu chứa 256mg cholesterol.
    • Trứng lớn như trứng vịt chứa khoảng 240mg cholesterol.
    • Trứng gà vừa có khoảng 200mg cholesterol.
    • Trứng gà nhỏ chứa khoảng 18mg cholesterol.
  • Chế biến trứng một cách lành mạnh: Tránh chế biến trứng bằng cách chiên hoặc chiên rán với dầu. Thay vào đó bạn nên hấp, luộc hoặc nướng trứng để giảm lượng chất béo bổ sung từ dầu mỡ.
  • Kết hợp trứng với rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt: Bạn nên có chế độ dinh dưỡng khoa học với món trứng. Đặc biệt, nên kết hợp với rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể.
  • Các loại thực phẩm không nên kết hợp: Không nên ăn trứng với bơ, pho mát, thịt hun khói, xúc xích, bánh ngọt, vì chúng sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Ngoài ra,  việc kết hợp trứng với các loại tinh bột xấu đã qua tinh chế như bánh mì nướng, bánh ngọt, khoai tây cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ: Để có chế độ ăn uống phù hợp và an toàn cho bệnh mỡ máu cao, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Trứng là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có câu trả lời về vấn đề bệnh mỡ máu cao có ăn được trứng không. Từ đó, xây dựng được chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cho người bị bệnh máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, đừng quên bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khoẻ mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh nhé. Để được tư vấn và hỗ trợ về bệnh mỡ máu cao, liên hệ ngay tới chúng tôi qua hotline 18009255!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *