Upload Image...

Cục máu đông là gì? Các triệu chứng cục máu đông: Làm thế nào nhận biết?

triệu chứng cục máu đông

Khi cơ thể bị thương hoặc chạy máu, cục máu đông chính là nhân tố “cứu cánh” giúp cầm máu nhanh chóng. Tuy nhiên khi cục máu đông hình thành một cách bất thường có thể dẫn đến các cơn đột quỵ nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, và tổn thương tại các vị trí cục máu đông này di chuyển đến. Chúng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Cục máu đông là gì? Hình thành cục máu đông

Cục máu đông là những khối thạch giống như máu, thường được tìm thấy chủ yếu ở các động mạch, hoặc tĩnh mạch trong tim, não, phổi, bụng, cánh tay và chân của cơ thể.

Vòng đời của các cục máu đông sẽ phụ thuộc vào một loạt các phản ứng hóa học trong cơ thể:

  • Sự hình thành của các nút tiểu cầu: Khi cơ thể có những tổn thương gây chảy máu, mạch máu bị vỡ ra kích hoạt và giải phóng các tiểu cầu tập trung và dính vào khu vực thành mạch bị tổn thương tạo thành một khối lấp kín vết thương ngăn không cho áu chảy ra. Đây là giai đoạn hình thành các nút tiểu cầu.
  • Phát triển các cục máu đông: Các protein trong máu đóng vai trò là yếu tố đông máu báo hiệu lẫn nhau để tạo ra phản ứng hình thành những sợi fibrin dài, hay còn được gọi là sợi tơ huyết, kết hợp với các nút tiểu cầu và hình thành nên một mạng lưới để “bẫy” nhiều tiểu cầu hơn, từ đó hình thành nên các cục máu đông tại nơi bị tổn thương trên cơ thể. Dưới sự tác động của tiểu cầu và sợi tơ huyết, các cục máu đông này sẽ trở nên cứng hơn và vững chắc hơn.
  • Phản ứng ức chế sự tăng trưởng cục máu đông: Cơ thể cũng tự bổ sung các protein cục máu đông không lan rộng hơn mức cần thiết. Khi các mô tổn thương lành lại, chúng sẽ không cần đến các cục máu đông nữa, sợi fibrin sẽ hòa tan vào trong máu, cục máu đông cũng dần tan ra.
Hình thành cục máu đông
Hình thành cục máu đông

hotline

2. Cục máu đông bất thường

Nếu cơ thể khỏe mạnh bình thường, cục máu đông sinh ra sẽ dần tự động tan đi. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân do bệnh lý cơ thể mà hình thành các cục máu đông bất thường. 2 nguyên nhân chính thường được đề cập đến là do: Mỡ máu cao (LDLC) hình thành những mảng xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch.

  • Các mảng cholesterol (mảng xơ vữa) hình thành trong các động mạch, khi những mảng này bong ra sẽ kích hoạt quá trình đông máu. Hầu hết các cơn đột quỵ và đau tim xảy ra khi một mảng xơ vữa ở trong não hoặc tim đột nhiên bị vỡ/bong ra.
  • Các cục máu đông hình thành là do dòng máu của cơ thể chảy một cách bất thường. Nếu chúng nằm trong tim hoặc mạch máu, tiểu cầu có thể kết dính lại với nhau. Trong đó, những người có bệnh lý tim mạch dễ dẫn đến đông máu do máu di chuyển chậm.

3. Triệu chứng của bệnh huyết khối (cục máu đông)

Ban đầu, bạn có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, chỉ khi số lượng các cục máu đông tăng nhiều hơn hoặc ngăn chặn lưu lượng máu thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Tay hoặc chân lạnh
  • Đau cơ hoặc co thắt ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở cánh tay và chân
  • Làm suy yếu các chi bị ảnh hưởng
  • Thay đổi màu da ở vùng da có cục máu đông.

3.1. Triệu chứng đông máu (cục máu đông) chân tay

Cục máu đông hình thành ở một trong tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân thì được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Chúng rất nguy hiểm vì cục máu đông có thể di chuyển tim hoặc phổi.

Triệu chứng cục máu đông ở chân tay bao gồm:

  • Sưng tấy: Có thể xảy ra chính xác nơi hình thành cục máu đông hoặc toàn bộ chân hoặc cánh tay.
  • Thay đổi màu sắc: Cánh tay hoặc chân chuyển màu đỏ, xanh, nóng hoặc ngứa.
  • Đau đớn: Khi cục máu đông trầm trọng hơn, có thể bị đau từ âm ỉ đến dữ dội.
  • Khó thở: Xảy ra khi cục máu đông đã di chuyển cánh tay hoặc chân đến phổi. Các triệu chứng kèm theo có thể gồm ho nặng, thậm chí ho ra máu, đau ngực hoặc chóng mặt. Lúc này cần gọi 911 được trợ giúp y tế ngay lập tức.
  • Chuột rút ở cẳng chân: Nếu cục máu đông ở bắp chân hoặc cẳng chân,  có thể bị chuột rút.

3.2. Triệu chứng cục máu đông ở tim

Khi cảm thấy khó thở có thể là triệu chứng đông máu ở tim

Các triệu chứng đông máu ở tim thể hiện:

  • Đau dữ dội ở ngực và cánh tay
  • Đổ mồ hôi
  • Khó thở
triệu chứng cục máu đông
                                                       Khi cảm thấy khó thở có thể là triệu chứng đông máu ở tim

hotline

3.3 Triệu chứng cục máu đông ở phổi

Cục máu đông ở phổi thường bắt đầu một tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân, sau đó vỡ ra và di chuyển đến phổi. Khi điều này xảy ra, bạn bị thuyên tắc phổi, một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Bạn tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức nếu bạn có các biểu hiện:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Bắt đầu ho
  • Bắt đầu đổ mồ hôi
  • Chóng mặt

3.4. Triệu chứng cục máu đông ở não

Cục máu đông ở não có thể do chất béo tích tụ trong thành mạch máu

Cục máu đông ở não có thể do chất béo tích tụ trong thành mạch máu rồi máu được đưa lên não. Đôi khi, chúng hình thành sau khi bị đánh vào đầu gây ra chấn thương sọ não.

Trong trường hợp khác, cục máu đông bắt đầu từ một bộ phận khác của cơ thể như ngực hoặc cổ, đi vào máu và di chuyển não gây ra đột quỵ.

Chú ý các triệu chứng đông máu não gồm:

  • Các vấn đề tầm nhìn hoặc giọng nói
  • Động kinh
  • Cảm giác yếu
Triệu chứng cục máu đông ở não
Triệu chứng cục máu đông ở não

hotline

3.5. Triệu chứng cục máu đông ở bụng

Cục máu đông có thể xảy ra trong tĩnh mạch thoát máu từ ruột. Chúng có thể được gây ra bởi tình trạng như viêm ruột thừa, bệnh lý gan, hoặc thậm chí là từ thuốc tránh thai.

Triệu chứng đông máu ở bụng  gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau dữ dội ở bụng, có thể nặng hơn là sau khi ăn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Phân có máu
  • Đầy hơi

3.6. Triệu chứng cục máu đông ở thận

Cục máu đông ở thận có thể gây tình trạng suy thận

Cục máu đông ở thận có thể gây cản trở quá trình loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể,  gây huyết áp cao hoặc thậm chí suy thận.

Điều này nguy hiểm, vì vậy hãy chú ý đến các triệu chứng đông máu ở thận như sau:

  • Đau ở bên bụng, chân hoặc đùi
  • Có máu trong nước tiểu
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Huyết áp cao
  • Phù chân đột ngột nghiêm trọng
  • Khó thở

Các triệu chứng cục máu đông ở thận khá rõ ràng và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người bệnh. Vì thế, khi nhận thấy triệu chứng nguy hiểm, người bệnh cần sự trợ giúp y tế và cấp cứu kịp thời.

hotline

4. TOKYO SHINZO – Ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, kiểm soát tốt mỡ máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông

Ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, kiểm soát mỡ máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông là những công dụng chính của Tokyo Shinzo đã được Bộ Y tế đánh giá và cấp giấy phép đăng ký công bố.

Tokyo Shinzo được nghiên cứu và sản xuất toàn bộ tại Nhật Bản bởi Công ty Dược phẩm Shiratori với bề dày hơn 130 năm. Những nghiên cứu về sản phẩm Tokyo Shinzo đã được cấp bằng sáng chế tại Nhật Bản. Sản phẩm đã có thời gian được thử nghiệm, lưu hành và được khuyên dùng tại các bệnh viện bên Nhật Bản. Hiện nay, sản phẩm đã được ủy quyền phân phối tại Việt Nam để mang đến sản phẩm có chất lượng giúp ngăn ngừa bệnh đột quỵ.

Sản phẩm khác biệt hoàn toàn với các các sản phẩm khác trên thị trường, các thành phần của sản phẩm được nghiên cứu và phối hợp với nhau đều mang những công dụng nhắm vào việc phòng ngừa đột quỵ: Axit Gamma Linolenic (dầu hạt cây lưu ly), Oligopin (vỏ cây thông ven bờ biển Pháp), Melinjo (dầu hạy Gắm). (Xem thêm thông tin khoa học)

Sản phẩm phù hợp với Người bị mỡ máu cao, người có vấn đề về tim mạch, người đã từng bị đột quỵ phòng tái phát, tăng cường sức khỏe, phòng nguy cơ đột quỵ và người bệnh đái tháo đường phòng đột quỵ.

Tokyo Shinzo được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trên người bệnh với công dụng:

  • Giảm nguy cơ tái phát đột quỵ
  • Hỗ trợ kiểm soát làm giảm mỡ máu
  • Ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông
  • Bảo vệ tim mạch, tăng tuần hoàn máu

Để được tư vấn về các vấn thêm, đột quỵ độc giả có thể liên hệ ngay tới hotline miễn phí Hotline 1800.9255.

Xem thêm:  TOKYOSHINZO – Bước tiến đột phá tái tạo tế bào não cho người bệnh đột quỵ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.