Upload Image...

Các biến chứng sau đột quỵ mà bạn cần phải biết

biến chứng sau đột quỵ

Đột quỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới, xảy ra khi nguồn máu cung cấp cần thiết cho hoạt động của não bộ đột ngột bị gián đoạn. Đột quỵ để lại nhiều di chứng nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Hãy cùng Tokyo Shinzo tìm hiểu thêm về các biến chứng sau đột quỵ mà bạn cần phải biết.

Đột quỵ để lại những biến chững nặng nề như thế nào? Ai là đối tượng dễ mắc bệnh?

1. Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ là bệnh lý có thể gây tử vong nhanh tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng đầu trong bệnh lý ở hệ thần kinh. Bệnh đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ ba sau bệnh ung thư và các bệnh lý tim mạch.

Hiệp hội đột quỵ thế cho biết năm 2022 thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới. Trong đó hơn 16% người đột quỵ là người trẻ 15-49 tuổi. Có đến 6,5 triệu ca tử vong do đột quỵ với hơn 6% trong số đó là người trẻ.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trung bình cứ 6 người, một người có nguy cơ đột quỵ. Tỷ lệ người trẻ và người trung niên 40-45 chiếm khoảng 1/3. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm. Đặc biệt, số lượng người trẻ tuổi 20, thậm chí dưới 20 tuổi cũng xuất hiện nhiều.

Các con số báo động về bệnh đột quỵ
Các con số báo động về bệnh đột quỵ

hotline

Cứ 40 giây lại có 1 ca đột quỵ xảy ra và cứ 4 phút lại có một người chết vì đột quỵ. Đột quỵ thường xảy ra người trên 45 tuổi. Trong đó 2⁄3 trường hợp đột quỵ xảy ra độ tuổi trên 65 tuổi. Nam giới có xu hướng mắc đột quỵ nhiều hơn nữ giới.

Đột quỵ xảy ra không chọn thời gian, không chọn giờ, không chọn không gian. Di chứng tai biến mạch máu não hay còn là đột quỵ để lại nặng nề. Việc phát hiện sớm, điều trị sớm giúp người bệnh được hồi phục, trở lại cuộc sống tốt hơn.

2. Các biến chứng sau đột quỵ của người bệnh 

Biến chứng sau đột quỵ phụ thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng và khoảng thời gian não không được cung cấp oxy. Tuỳ vào vị trí tổn thương ở não và các triệu chứng lâm sàng tương ứng mà biến chứng của mỗi người bệnh sau đột quỵ sẽ khác nhau.

Đột quỵ có quá trình phục hồi chậm và lâu dài. Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau tai biến đòi hòi sự kiên trì, không nóng vội, không nghe theo phương pháp điều trị phản khoa học. Đột quỵ thường phục hồi tốt trong 3 tháng đầu, chậm hơn 3 tháng tiếp theo. Đột quỵ ngoài 6 tháng thì khả năng phục hồi rất chậm.

2.1. Biến chứng liệt vận động sau đột quỵ

Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động sau đột quy. Các biến chứng sau đột quỵ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt, đi lại hàng ngày của bệnh nhân.

Các biến chứng liệt vận động thường gặp như:

  • Liệt nửa người
  • Liệt tay chân
  • Liệt mặt
  • Liệt các dây thần kinh sọ não
  • Tê bì cảm giác nửa người

Đồng thời bệnh nhân liệt nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng sau đột quỵ nguy hiểm như:

  • Cứng khớp, loét các điểm tì đè
  • Viêm đường tiết niệu
  • Viêm phổi
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu

Người bệnh cần phải tập phục hồi chức năng sau đột quỵ. Việc tập luyện giúp tuần hoàn không bị ứ trệ, tránh cứng khớp và các nhiễm trùng cơ hội khác. Đặc biệt là giúp cho cơ lực khỏe hơn, nhanh hồi phục hơn.

2.2. Biến chứng rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ

Người bệnh sau đột quỵ gặp rối loạn ngôn ngữ do vùng não chi phối chức năng này bị tổn thương. Các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ khá đa dạng như:

  • Nói ngọng
  • Nói lắp
  • Âm điệu bị biến đổi
  • Gặp khó khăn khi diễn đạt
  • Nặng nhất là không nói được

Người bệnh để có thể giao tiếp được trở lại bình thường cần học lại kỹ năng giao tiếp. Bắt đầu từ việc giao lưu với những người xung quanh. Người thân, bạn bè hãy nói lời động viên, khích lệ để thôi thúc tinh thần. Sự vui vẻ giúp người bệnh không còn cảm thấy bị cô lập và sẽ nhanh lấy lại sức khỏe.

2.3. Biến chứng suy giảm nhận thức sau đột quỵ

Một trong những biến chứng nặng nề của bệnh đột quỵ não là người bệnh bị sa sút trí tuệ. Người bệnh bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện như:

  • Hay quên, suy giảm trí nhớ
  • Đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian
  • Không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời nói của người khác….

Nhiều người bệnh rất lâu mới có thể phục hồi. Đồng thời họ không thể làm những công việc phức tạp yêu cầu trí tuệ minh mẫn như trước đây.

2.4. Biến chứng trầm cảm hay rối loạn cảm xúc sau đột quỵ

Người bệnh sau đột quỵ thường bị suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Họ phải nhờ đến sự chăm sóc của người thân. Các biểu hiện thường thấy là

  • Rối loạn trí nhớ
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Khó khăn trong giao tiếp với người khác
  • Không thể tham gia các hoạt động trước đây.
  • Cảm thấy tự ti, mặc cảm
  • Dễ mắc bệnh trầm cảm hay rối loạn cảm xúc
  • Dễ cáu gắt, xúc động,…

Các thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, có thể khuyến khích người bệnh tham gia nhóm hoặc câu lạc bộ đột quỵ. Kết bạn và chia sẻ với những người xung quanh sẽ giúp người bệnh thoải mái và phục hồi.

2.5. Biến chứng rối loạn tiểu tiện sau đột quỵ

Người bị đột quỵ thường bị rối loạn cơ vòng. Ngoài ra, rối loạn cảm giác và nhận thức khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện. Rối loạn cơ vòng có thể khiến người bệnh tiểu tiện không tự chủ. Vì thế, khi chăm sóc người bị đột quỵ, cần bảo đảm khâu vệ sinh thật tốt. Đây là cách để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Điều này cũng giúp tinh thần người bệnh thoải mái hơn.

hotline

3. Những người có nguy cơ bị đột quỵ và mắc các biến chứng sau đột quỵ 

Nhóm có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường và dễ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng sau đột quỵ là:

3.1. Gia đình có người bị đột quỵ

Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. Điều này là do thói quen sống hoặc do yếu tố di truyền.

3.2. Mắc bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, thường diễn tiến âm thầm. Tuy nhiên bệnh dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận… Người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn 2 đến 4 lần người bình thường.

3.3. Mắc bệnh cao huyết áp

Huyết áp cao có thể gây ra bệnh về mạch máu, bao gồm cả bệnh tim và não. Bệnh có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, hình dạng bất thường. Chúng có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp lớn.

3.4. Cholesterol trong máu cao

Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu. Đặc biệt tăng nguy cơ máu bị đóng cục, cản trở việc cung cấp máu lên não.

3.5. Người có bệnh lý về tim mạch

Những người bị một số bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thường có nguy cơ đột quỵ rất cao.

3.6. Người nghiện thuốc lá

Hút thuốc lá gây viêm trong mạch máu. Nếu hút thường xuyên làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và nguy cơ mắc đột quỵ.

Những người hút thuốc lá ít hơn 11 điếu trong ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với những người không hút. Khi hút hai gói thuốc một ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ

3.7. Người làm việc căng thẳng

Người làm việc căng thẳng thường áp lực trong công việc, thời gian làm việc dài hạn, ít có thời gian nghỉ ngơi và giảm bớt các hoạt động giải trí. Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ bệnh đột quỵ, do tình trạng căng thẳng, stress kéo dài có thể gây ra sự suy giảm chức năng của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.

3.8. Người lười vận động

Người lười vận động do không thường xuyên tập thể dục, cơ thể sẽ giảm năng lượng tiêu hao, gây ra sự thiếu hụt về phát triển cơ bắp và máu não. Điều này có thể gây ra chứng béo phì, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp, là các yếu tố nguy cơ cho bệnh đột quỵ.

Những người có nguy cơ bị đột quỵ và mắc các biến chứng sau đột quỵ
Những người có nguy cơ bị đột quỵ và mắc các biến chứng sau đột quỵ

hotline

Khuyến cáo từ bác sĩ những ai đang gặp một trong những vấn đề trên nên đến trung tâm y tế để tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ. Điều này giúp các bác sĩ đưa ra những tư vấn về các nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra. Từ đó kịp thời điều chỉnh lối sống, cách sinh hoạt, có lộ trình điều trị phù hợp, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ hiệu quả.

4. Ngăn ngừa biến chứng sau đột quỵ với Tokyo Shinzo

Nghiên cứu mới từ Nhật Bản: Khi các biến chứng sau đột quỵ không còn là nỗi lo

Tập đoàn Dược phẩm Shiratori – Nhật Bản đã nghiên cứu và kết hợp các thành phần GLA tự nhiên chất lượng cao hạt cây lưu ly, chiết xuất hạt Melinjo và chiết xuất vỏ cây thông ven biển Pháp để cho ra đời sản phẩm Tokyo Shinzo. Đây là sản phẩm giúp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ hiệu quả. Sau nhiều năm nghiên cứu và chứng minh tác dụng ở trên cơ thể người bệnh, Tokyo Shinzo được cấp bằng sáng chế, chứng nhận và được phép lưu hành tại Nhật Bản.

Ra mắt thị trường Nhật Bản, Tokyo Shinzo đã góp phần hạn chế bệnh đột quỵ tại đất nước mặt trời mọc. Sản phẩm giúp phục hồi sức khoẻ của người bệnh sau đột quỵ, bảo vệ và chăm sóc cho hàng triệu trái tim khỏe mạnh cho những người đang có nguy cơ mắc đột quỵ. Tokyo Shinzo đã chinh phục được niềm tin của người bệnh cũng như được sự đánh giá cao của giới chuyên gia Nhật Bản.

TPBVSK Tokyo Shinzo hỗ trợ kiểm soát mỡ máu, phòng ngừa đột quỵ, phục hồi sau tai biến
TPBVSK Tokyo Shinzo hỗ trợ kiểm soát mỡ máu, phòng ngừa đột quỵ, phục hồi sau tai biến

hotline

Lựa chọn vì sức khoẻ: Cải thiện các biến chứng sau đột quỵ

Tuân thủ quy trình nghiên cứu và sản xuất khắt khe nhất của Nhật Bản, đất nước nằm trong khối quốc gia có nền y học tiên tiến nhất thế giới, năm 2022, Tokyo Shinzo được chuyển giao và cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Với các công dụng ưu việt đã được chứng minh, Tokyo Shinzo góp phần

  • Giảm nguy cơ đột quỵ, hỗ trợ làm tan cục máu đông.
  • Kiểm soát huyết áp.
  • Làm giảm Cholesterol trong máu.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Hỗ trợ cải thiện các biến chứng sau đột quỵ

Với thành phần chính quan trọng nhất Oligopin, Melinjo và Axit Gamma Linolenic có trong sản phẩm.  Tokyo Shinzo được sử dụng cho người người có tiền sử huyết áp cao, người bị mỡ máu cao – tim mạch, người đang bị các biến chứng sau đột quỵ, người đang lo lắng về việc lưu thông máu, người muốn tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ tai biến, đột quỵ.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Liên hệ để được tư vấn chi tiết về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tokyo Shinzo
☞ Hotline: 1800.9255

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.